Tái sinh sản Rafflesia arnoldii

Khi Rafflesia sẵn sàng tái sinh sản, một chồi nhỏ xíu mọc lên bên ngoài rễ hoặc gốc của vật chủ và phát triển trong khoảng một năm.[12] Đầu hoa giống như bắp cải cuối cùng nở để lộ hoa bên trong. Đầu nhụy hay nhị được gắn vào một đĩa có mấu nhọn bên trong hoa.[12] Voi cũng có ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa và loại thụ phấn này được gọi là Elephophily.[5] Theo Andreas Jürgens, nhà nghiên cứu tại Đại học KwaZulu-Natal ở Nam Phi, mùi hôi mà những loài như Rafflesia tỏa ra còn có khả năng thu hút những loài côn trùng như ruồi và bọ cánh cứng, sau đó côn trùng sẽ giúp hoa thực hiện việc thụ phấn.[13] Theo ông Robert Raguso, nhà sinh thái hóa học tại Đại học Cornell, New York, hoa hôi thối còn có khả năng tạo ra nhiệt khi phát ra mùi hôi nhằm thu hút côn trùng, vì vậy chúng hoạt động như một cái bẫy ruồi để đảm bảo thụ phấn vẫn diễn ra bình thường.[13] Hoa chỉ có khả năng sống khoảng một tuần (từ 5-7 ngày tuổi) sau đó sẽ khô và chết.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rafflesia arnoldii http://www.proxsis.com/perundangan/LH/doc/uu/F00-1... http://www.parasiticplants.siu.edu/Rafflesiaceae/R... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://baocon.net/top-10-loai-hoa-co-mui-kho-ngui-... http://factslist.net/2013/04/worlds-largest-flower... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ho... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/nh... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tim-ra-nguon... http://www.catalogueoflife.org/col/details/species... http://www.eol.org/pages/5514311